Trống Bát Nhã - Quy tắc đánh trống Bát Nhã

Hotline 0985 723 137

Email noithatphamduy81@gmail.com

Trống Bát Nhã - Quy tắc đánh trống Bát Nhã

Trống Bát Nhã - Mỗi một pháp cụ đều có ý nghĩa đặc biệt. Để biết thêm những thông tin về trống Bát Nhã, hãy cùng Thiết bị trường học PD tìm hiểu về loại trống qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của trống Bát Nhã

Trống Bát Nhã hay trống Đại là một loại nhạc khí thường được sử dụng rộng rãi và được ra đời từ lâu đời. Được làm từ đá, đồng,..Hiện nay loại nhạc khí này được làm bằng gỗ tự nhiên và có màu sắc rất bắt mắt là màu đỏ, vàng,...Bên cạnh chất liệu và màu sắc, đi kèm là các hoạ tiết được vẽ một cách tinh tế, tỉ mỉ. 

Tiếng trống được phát ra chính là giai điệu của đời sống tâm linh và là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật về đạo lý và lý tưởng của Phật Giáo.

>>> Xem thêm: Trống trường học

Ý nghĩa trống bát nhã

Là một loại nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi lễ quan trọng trong Phật Giáo, mỗi khi âm thanh tiếng trống Bát Nhã vang lên đều mang một ý nghĩa về tâm linh. Con người sẽ trở thành thanh tĩnh, tĩnh tâm,...hơn khi nghe tiếng trống Bát Nhã. Bên cạnh đó tiếng trống tạo cho người nghe cảm giác thoải mái, cảm thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn sau bộn bề của cuộc sống.

Ở trong mỗi chùa, trống bát nhã thường được xây một khu riêng để trống và được khắc chữ theo bảng chữ “ tả chung, hữu cố”, có nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống.

Tiếng trống còn có ý nghĩa là thức tỉnh con người, nhắc nhở con người phải không ngừng cố gắng, phát triển bản thân một cách đúng hướng. Soi sáng con đường giúp con người ta giải thoát được những điều u mê, những điều không đúng với đạo đức

Trống Bát Nhã được sử dụng ở đâu, sử dụng vào khi nào?

Vào những dịp lễ hội lớn trong năm của Phật giáo như ngày sám hối, khoá tu, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức hoặc mở đầu hay kết thúc một quyển kinh, trống Bát Nhã được sử dụng với vai trò vô cùng quan trọng.

Thời xưa ở trong xã hội phong kiến, tiếng đánh trống Bát Nhã được sử dụng khi đón vua vào viếng chùa. Một số khác, trống bát nhã được dùng trong các buổi biểu diễn trong các sự kiện mang ý nghĩa tâm linh,...

>>> Xem thêm: Giá bán trống trường học 80x100

Cách đánh trống Bát Nhã

Phần khai chuông trống

Đầu tiên phần khai chuông trống sẽ được đánh ba hồi chuông, người được đảm nhiệm việc đánh trống trước khi thỉnh chuông sẽ nhập bảy tiếng chuông nhỏ. Tiếp sau đó là thỉnh ba tiếng trống thật lớn, thật chậm rãi.

Tiếp sau đó là thỉnh ba hồi chuông

Lần 1: O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm lúc sau mau dần và nhẹ tay)

Lần 2: Giống như lần 1

Lần 3: Giống như lần 1, tuy nhiên khi chấm dứt, thỉnh thêm 4 tiếng thật lớn và rời nhau: O O O O (dứt tứ).

Đến với ba hồi chuông, trước khi đánh trống người đảm nhiệm phải nhập 7 tiếng trống nhỏ,rồi đánh ba tiếng thật lớn, chậm rãi (x x x x x x x X X X).

Tiếp theo cũng giống như thỉnh chuông trong lần 1, 2 và 3, việc đánh ba hồi trống cũng giống vậy.

Phần nhập chuông trống

Phần này chuông và trống đánh cùng một lúc.

Lần 1:

Bát Nhã hội X XX O

Bát Nhã hội X XX O

Bát Nhã hội X XX O

Thỉnh Phật Thựợng Đường X X XX O

Đại chúng đồng văn X X XX O

Bát nhã âm X XX O

Phổ nguyện pháp giới X X XX O

Đẳng hữu tình X XX O

Nhập Bát Nhã X XX O

Ba la mật môn X X XX O

Ba la mật môn X X XX O

Ba la mật môn X X XX O

Lần 2: Đánh giống như lần 1

Lần 3: Đánh giống như lần 1, tuy nhiên, khi hết câu cuối bài kệ rồi, đánh tiếp theo phần kết thúc.

Phần kết thúc

X O X O X O X O X O X O x o x o x o x o x o và sau cùng đánh bốn tiếng trống và chuông chấm dứt (dứt tứ) X O X O X O XX OO (đánh kép)

Lúc mở đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba hồi, nhưng đến khi kết thúc buổi lễ chỉ cần đánh một hồi.

Nhìn chung, các đánh trống Bát Nhã không quá phức tạp nhưng bạn phải là người hiểu về âm luật trong Phật Giáo, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với cách đánh trống Bát Nhã.

Quy trình sản xuất trống Bát Nhã

Trống Bát Nhã hay với tên gọi khác là Trống Đục, là loại trống không thể thiếu trong Phật Giáo. Với thời gian làm ra một chiếc trống Bát Nhã khá lâu tầm từ nửa tháng đến một tháng. Thân của trống được làm bằng gỗ sao, có đường kính lớn và vân gỗ rất đẹp. Để hoàn thành được một chiếc trống Bát Nhã phải trải qua bốn bước sau:

Bước 1: Lựa chọn cây gỗ tốt nhất, có đường kính phù hợp nhất với kích thước mà khách hàng đặt. Sau khi mua được cây gỗ ưng ý, việc tiếp theo người thợ phải làm đó là đục rỗng thân cây.

Bước 2: Ở mặt ngoài thân trống sẽ được làm nhẫn, đặc biệt nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ tạo nên những chi tiết hoa văn đặc sắc, phù hợp với Phật Giáo. Vì đây là công đoạn cần sự tỉ mỉ và điêu luyện nên công đoạn này làm trong thời gian khoảng 1 tuần.

Bước 3: Mặt trống Bát Nhã tương tự như trống trường học, được bịt bằng da trâu già. Nhưng màu sắc ở đây là màu đen. Công đoạn bịt mặt trống này cần phải có ít nhất 3 người thợ để cùng nhau làm và phải mất vài ngày mới có thể hoàn thành được cả hai mặt trống. 

Tiếp đó mặt trống sẽ được cố định vào thân trống bằng đinh mũ bằng đồng hoặc đinh tre, phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng.

Bước 4: Là bước cuối cùng để hoàn thành được một chiếc trống Đục. Thân trống được sơn PU màu cánh gián, có thể là sơn màu theo yêu cầu của khách hàng. 

>>> Xem thêm: Trống nhà thờ

Địa chỉ chuyên cung cấp trống Bát Nhã uy tín, chất lượng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở bán trống Bát Nhã, nhưng đi kèm với nhiều cơ sở là chất lượng của trống.

Vì vậy, muốn có được chiếc trống Đục với âm thanh, chất lượng chuẩn và bên cạnh đó là giá thành đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng mua hàng thì bạn đọc nên lưu ý những kinh nghiệm sau:

Chọn mua trống ở các cơ sở lâu năm hoặc có uy tín, chất lượng.

Trước khi mua tìm hiểu ra xuất xử về chất liệu để đảm bảo âm thanh cũng như độ bền của trống.

Địa chỉ mua trống chất lượng tại Thiết bị trường học có giá cả hợp lý so với mặt bằng chung trên thị trường, lại đảm bảo 100% về chất lượng của sản phẩm. Với đa dạng phong phú về kích thước, Thiết bị trường học là địa chỉ đáng tin cậy để bạn đọc chọn mua được trống trường học. 

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết Trống Bát Nhã

Địa Chỉ: Sơn Đông, Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội, Vietnam

Điện Thoại: 0985 723 137

Email:  noithatphamduy81@gmail.com

Website: thietbitruonghocpd.com

Doanhnghiepphamduy.com

 

 


 

 


Ngày Đăng: 16-04-2021

đăng ký nhận khuyến mãi Vui lòng nhập form thông tin bên dưới để nhận thông báo

Copyright © 2020 Thiết Bị Trường Học Phạm Duy. Web design by Nina Co.,Ltd
Đang Online: 16 Trong tháng: 1320 Tổng truy cập: 442814
1
icon_zalod
images